TOP 17 CÁCH TỰ TẠO ĐỘNG LỰC CHO BẢN THÂN !

Động lực là chìa khóa hữu hiệu để con người phát triển và đạt được thành công. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể tạo được động lực cho chính bản thân mình. Hãy cùng Đại Thịnh Phát tìm hiểu các bí quyết tạo động lực để nâng cao hiệu quả trong công việc nhé !

  • Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu động lực là gì ?

Động lực chính là chìa khóa tinh thần để giúp con người tìm thấy sự yêu thích, hào hứng với những điều mà họ đang làm. Từ sự thích thú đó, con người sẽ cảm thấy mong muốn được cống hiến và nỗ lực hoàn thành tốt công việc của mình. Đối với những người có động lực, họ luôn sẵn sàng cố gắng, phấn đấu với nhiệm vụ của mình để thỏa mãn mục tiêu của bản thân. Cũng chính vì thế, chất lượng và hiệu quả công việc được nâng cao. Trong hầu hết công ty, tổ chức, nhà quản lý luôn mong muốn tìm kiếm được những nhân viên có động lực làm việc như vậy.

  • Cách tạo động lực cho bản thân

1. Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

  • Mục tiêu là đích đến mà ta muốn đạt được trong công việc. Mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể, chúng ta càng dễ dàng thực hiện hơn. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về những điều mà mình muốn đạt được thì rất khó tạo động lực cho bản thân. Vì thế, hãy xác định cho mình những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách rõ ràng và thực tế nhất. Thế nhưng, bạn cũng đừng để những mục tiêu này khiến mình quên đi những khía cạnh khác của cuộc sống nhé. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý, xác định rõ mình nên dành bao nhiêu thời gian và công sức để hoàn thành từng mục tiêu đã vạch sẵn.

2. Lên kế hoạch cụ thể cho công việc

  • Khi đã xác định được mục tiêu trong công việc, điều cần bạn cần làm chính là lên kế hoạch để thực hiện. Bạn nên liệt kê những nhiệm vụ mình cần thực hiện, ưu tiên sắp xếp những công việc quan trọng nhất và phân bổ thời gian thực hiện hợp lý, khoa học. Như vậy, bạn vừa có thể xử lý công việc một cách dễ dàng, vừa có thể tiết kiệm thời gian của mình.
  • Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch còn giúp chúng ta cảm thấy hào hứng hơn trong công việc. Thực tế, cả ngày làm việc sẽ khiến bạn nhanh chóng chán nản và mệt mỏi. Nhưng nếu bạn chia nhỏ thời gian trong ngày với những nhiệm vụ cụ thể, công việc của bạn sẽ dễ hoàn thiện hơn.
mau-ke-hoach-cong-viec-News.timviec.com.vn

3. Tạo sự hứng thú trong công việc

  • Để tạo động lực làm việc, bạn cần phải tìm được cảm hứng, sự hứng thú trong công việc. Mỗi chúng ta đều rất ngại bắt tay thực hiện một nhiệm vụ hay công việc nào đó nếu nó làm bản thân lo lắng, thậm chí là khiếp sợ. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, cách tốt nhất là hãy tìm lý do để khiến công việc đó trở nên hứng thú hơn. Bạn có thể tìm những điều trong công việc khiến bạn cảm thấy vui vẻ và suy nghĩ đến nó, mời những người khác cùng tham gia hoặc thay đổi cách làm việc để tìm nguồn cảm hứng mới…

4. Thưởng cho bản thân khi hoàn thành tốt công việc

  • Đây là cách để chúng ta động viên bản thân sau khi đã cố gắng, nỗ lực hết mình trong công việc. Đôi khi chỉ cần những món quà nhỏ nhưng cũng đủ để trở thành động lực làm việc cho bạn. Bạn có thể thưởng cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn, một buổi hẹn hò với bạn bè, một chuyến du lịch… Điều này sẽ giúp bạn hào hứng và có thêm động lực trong công việc.

5. Khi mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi

  • Để tránh gặp phải tình trạng căng thẳng khi làm việc, chúng ta nên dành một chút thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Cách tốt nhất là chúng ta hãy sắp xếp thời gian giải lao trong ngày, mỗi khi làm xong một việc nào đó, bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi tầm 5 – 10 phút. Bạn cũng nên tận hưởng những kỳ nghỉ dài hơn để lấy lại sức và sự hào hứng trong công việc nhé!

6. Cắt giảm danh sách việc bạn cần làm

  • Danh sách việc cần làm có thể giúp bạn sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và tập trung vào những việc quan trọng. Tuy nhiên, một list công việc dài có thể khiến bạn bị choáng ngợp đến mức càng trở nên trì hoãn hơn nữa. Vì vậy, nếu bạn thấy mình đang vật lộn để duy trì động lực, hãy rút gọn danh sách nhiệm vụ sao cho phù hợp.

7. Đặt mục tiêu có thể đạt được

  • Nếu mục tiêu của bạn quá lớn hoặc không thể đạt được, nó có thể khiến bạn cảm thấy tê liệt vì lo lắng và sợ hãi. Điều này ngăn bạn tạo động lực. Bây giờ, bạn hãy từ bỏ những mục tiêu khiến bạn “tê liệt”. Thay vào đó, hãy chọn những mục tiêu đủ thú vị giúp bạn thúc đẩy bản thân, nhưng không lớn đến mức khiến bạn “cứng người” khi đối mặt.

8. Nghĩ về tương lai

  • Mẹo này có thể truyền cảm hứng cho bạn: thay vì tập trung vào sự thay đổi mà bạn muốn, hãy tưởng tượng cuộc sống sau này của bạn sẽ ra sao nếu bạn không có động lực. Hãy tự hỏi “Cuộc sống sẽ như thế nào sau một năm, năm năm và mười năm nữa?”.

 

9. Suy ngẫm về những gì bạn đã làm được

  • Bạn có thường xuyên dừng lại, suy ngẫm và đánh giá về những gì bạn đã làm được không? Nếu bạn giống như nhiều người, có lẽ bạn hiếm khi đánh giá cao bản thân về tất cả những gì bạn đã trải qua. Nhưng nếu bạn muốn duy trì động lực, bạn hãy dành ra vài phút nhắm mắt lại và nhớ lại những thành công mà bạn đạt được, dù nhỏ nhoi.

 

10. Dọn dẹp và ngăn nắp

  • Bạn đã bao giờ nghe câu nói “không gian ngăn nắp, đầu óc ngăn nắp” chưa? Môi trường của bạn như thế nào? Nó có ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ không? Hay là nó lộn xộn? Hãy đứng dậy, dọn dẹp từ ngoài vào trong và tạo ra một môi trường giúp bạn duy trì động lực.

11. Nhìn vào những người xung quanh để có thêm động lực

  • Một số người tiếp thêm năng lượng cho chúng ta, những người khác khiến chúng ta kiệt sức. Diễn giả truyền động lực Jim Rohn đã nói: “Bạn là trung bình cộng của năm người mà bạn dành nhiều thời gian nhất cho họ”. Vì vậy, bạn nên cố gắng kết bạn với những người nhiệt tình, năng động. Hãy để bản thân được bao bọc trong nguồn năng lượng tích cực của họ và nhờ đó bạn cũng có thể bắt đầu phát triển động lực bản thân.

12. Yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình

  • Nếu bạn đang thực sự gặp khó khăn trong việc thúc đẩy bản thân, hãy cân nhắc việc nhờ một người bạn thân hoặc thành viên gia đình giúp đỡ. Bạn có thể yêu cầu họ kiểm tra tiến trình thực hiện các công việc mà bạn đã đề ra. Khi chúng ta biết ai đó sẽ kiểm tra công việc của mình, chúng ta có nhiều khả năng để hoàn thành nó.

  • 13. Theo dõi những người truyền cảm hứng, tạo động lực cho bạn
    Có rất nhiều người truyền cảm hứng có thể giúp bạn thúc đẩy bản thân. Bạn có yêu thích doanh nhân, nhạc sĩ, ca sĩ, chính trị gia nào không? Bạn cũng có thể tìm hiểu cách những người bạn ngưỡng mộ duy trì động lực, sau đó áp dụng các bài học vào cuộc sống của mình.

14. Nghe một bài hát lạc quan

  • Nếu bạn cần động viên bản thân một cách nhanh chóng, hãy thử mẹo siêu đơn giản này: nghe một bài hát bạn yêu thích có nhịp điệu tươi vui và tràn đầy năng lượng. Bạn cũng có thể lắc lư hoặc nhảy “điên cuồng” theo điệu nhạc. Sau đó, ngay khi bài hát kết thúc, bạn hãy bắt tay ngay vào hành động. Nó có thể trở thành một trong những cách hiệu quả giúp bạn duy trì động lực.

15. Hãy tử tế với mình khi vấp ngã

  • Nhiều người luôn dằn vặt bản thân khi mắc sai lầm hoặc thất bại. Nhưng điều đó không khiến chúng ta tốt hơn, thay vào đó, nó rút cạn tất cả năng lượng của chúng ta. Vì vậy, để duy trì động lực, bạn hãy đối xử tốt với bản thân. Khi vấp ngã, bạn hãy tự hỏi: “Mình học được gì từ điều này?”. Sau đó, hãy ghi nhớ bài học đó và hành động để cải thiện những gì bạn làm.

16. Cạnh tranh một cách thân thiện

  • Khi bạn ở trường hoặc ở nơi làm việc, hãy tạo một cuộc cạnh tranh thân thiện với một người bạn khi cần hoàn thành nhiệm vụ nào đó. Yếu tố cạnh tranh đó có xu hướng hướng khiến mọi thứ trở nên hấp dẫn hơn. Và nếu muốn, bạn cũng có thể thêm một giải thưởng nhỏ để có thêm động lực, chẳng hạn như người chiến thắng nhận được kem hoặc kẹo miễn phí từ người còn lại.

17. Tập thể dục

  • Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn tốt cho sức khỏe tinh thần. Chỉ 20 – 30 phút chạy bộ đã có thể giúp chúng ta loại bỏ căng thẳng và tập trung hơn.

Từ những phương pháp trên cho ta thấy được việc tìm kiếm động lực không hề khó, quan trọng là bạn có nắm được bí quyết và thực hiện chúng hay không. Chúc các bạn luôn tràn đầy năng lượng trong công việc và cả cuộc sống!