NÊN THÀNH LẬP CÔNG TY HAY LÀ HỘ KINH DOANH ?

  • Bạn đang băn khoăn không biết nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh ?
  • Giữa 2 hình thức doanh nghiệp này đâu mới là lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất với bạn?

Bài viết dưới đây của Đại Thịnh Phát sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề này !

 

Trước khi đưa ra quyết định về việc nên mở công ty hay hộ kinh doanh, bạn phải hiểu rõ về khái niệm của hộ kinh doanh và công ty !!!

1. Khái niệm về Hộ Kinh Doanh

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Khái niệm về công ty

Công ty là sự liên kết của một hoặc hai hay nhiều người (cá nhân hoặc pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lý trong đó các bên thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu.

Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

3. Nên mở công ty hay hộ kinh doanh ?

Việc lựa chọn nên mở công ty hay hộ kinh doanh để tiến hành hoạt động, sản xuất kinh doanh tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, khả năng, định hướng phát triển kinh doanh của bạn, ưu nhược điểm của việc thành lập công ty và hộ kinh doanh cùng các yếu tố khác,…

Trước khi lựa chọn mô hình kinh doanh, bạn cần đánh giá kĩ từng loại hình đăng ký.

Cần biết nếu chỉ buôn bán nhỏ thì có nên thành lập công ty ?

Trong điều kiện cụ thể của bản thân thì thành lập hộ kinh doanh hay công ty có lợi hơn?

Và mỗi loại hình kinh doanh thì có những ưu và nhược điểm gì?

 

+Ưu điềm của công ty

Công ty là một mô hình hoạt động phổ biến nhất hiện nay bởi nó có các ưu điểm sau:

  • Với tư cách công ty, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau đối với một số loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, đặc biệt là công ty cổ phần còn có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn lớn. Điều mà hộ kinh doanh không có được.
  • Ngoài công ty hợp danh các thành viên công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn thì đối với các loại hình công ty còn lại, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản của công ty chứ không bằng toàn bộ tài sản của mình nên vẫn có thể tham gia góp vốn hoặc thành lập doanh nghiệp khác.
  • Có thể mở rộng kinh doanh với quy mô lớn, có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau bằng cách lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hay lập địa điểm kinh doanh. Nên khi có nhu cầu tăng thêm thành viên dễ dàng hơn với loại hình hộ kinh doanh.
  • Khả năng cạnh tranh trên thị trường của công ty sẽ cao hơn vì có thương hiệu riêng được xây dựng bởi chính uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.

+Nhược điểm của công ty

Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn loại hình này, bạn cũng phải đối mặt với các tồn tại như:

  • Thủ tục thành lập, thay đổi hoặc giải thể công ty phức tạp hơn.
  • Cơ chế giám sát, quản lý công ty sẽ gặp nhiều khó khăn do quy mô lớn và phức tạp hơn so với hộ kinh doanh.
  • Công ty có nghĩa vụ đóng nhiều loại thuế và khá phức tạp. Ngoài thuế cơ bản như lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp bạn sẽ còn phải đóng hộ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, thu hộ thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp còn phải đóng thêm thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt,…

+Ưu điểm của Hộ Kinh Doanh

  • Thủ tục thành lập khá đơn giản, dễ dàng, không quá phức tạp, chỉ cần nộp đầy đủ các giấy tờ sau tới Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
  • Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ, nhờ vậy mà khả năng quay vòng vốn nhanh giúp cho quá trình kinh doanh thuận lợi hơn.
  • Đối với vấn đề quản lý: chính vì đặc điểm số lượng lao động dưới 10 người, đa phần là những người có mối quan hệ thân  thiết, gắn bó với nhau nên sẽ dễ dàng trong việc quản lý và điều hành sản xuất, hoạt động của hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh đóng ít loại thuế hơn. Ví dụ như thuế khoán cố định hàng tháng do cơ quan thuế ấn định, lệ phí môn bài tùy theo doanh thu/năm. Thuế giá trị gia tăng nếu sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp mua tại cơ quan thuế…

+Nhược điểm của Hộ Kinh Doanh

Cũng giống như khi thành lập công ty, nếu lựa chọn thành lập hộ kinh doanh, bạn cũng phải đối mặt với khó khăn như:

  • Việc huy động vốn bị hạn chế, hộ kinh doanh chỉ có thể tự xoay vốn hoặc vay của các cá nhân, tổ chức khác. Cũng không thể rút vốn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.
  • Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng không quá 10 người lao động điều này khiến quy mô kinh doanh, sản xuất luôn bị bó hẹp.
  • Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, do đó mỗi một người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất, muốn thành lập hay muốn tham gia góp vốn hay muốn thành lập công ty khi có nhu cầu thì phải giải thể hộ kinh doanh đang có.
  • Do quy mô nhỏ nên có thể gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn từ bên ngoài hoặc trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.

 

Tóm lại, tùy theo ngành nghề kinh doanh và định hướng phát triển, bạn nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty sao cho phù hợp.

Nếu quy mô kinh doanh lớn, số lượng nhân công nhiều, cần nguồn lực tài chính lớn và mong muốn mở rộng sản xuất trong tương lai thì có thể ưu tiên lựa chọn một trong các loại hình công ty.

Còn nếu bạn chỉ muốn kinh doanh nhỏ lẻ trong phạm vi gia đình, nhân công ít, dễ dàng quản lý thì nên lựa chọn loại hình hộ kinh doanh thay cho công ty.