LỰA CHỌN ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ KINH DOANH & ĐĂNG KÝ VỐN ĐIỀU LỆ PHÙ HỢP

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Địa chỉ kinh doanh & Vốn điều lệ là gì ? Mời các bạn theo dõi bài viết sau của Đại Thịnh Phát nhé !!!

I. Địa Chỉ Kinh Doanh

1.Khái niệm

Địa chỉ kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp có quyền sử dụng hợp pháp để tiến hành làm thủ tục xin giấy phép & thực hiện các hoạt động kinh doanh.

2.Lưu ý

A. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải chính xác rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đồng thời cũng được xem là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp. Khi thay đổi trụ sở sẽ không làm thay đổi đối với các quan hệ hợp đồng, dân sự và pháp luật doanh nghiệp.

B. Trụ sở chính là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp bao gồm: Số nhà, ngách, hẻm, đường phố hoặc thôn, xóm, khu phố…; Phường, xã; Quận Huyện, TP trực thuộc tỉnh; Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.

C. Không được đặt tại địa chỉ chung cư hoặc nhà tập thể trừ trường hợp địa chỉ chung cư có chức năng kinh doanh được xác nhận từ ban quản lý toà nhà.

D. Địa chỉ trụ sở chính quyết định cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp do cơ quan thuế của quận, huyện quản lý, một số doanh nghiệp do cục thuế tỉnh, thành phố quản lý. Việc kê khai và nộp thuế hiện nay là kê khai nộp thuế điện tử nhưng việc quản lý trực tiếp vẫn sẽ tại cơ quan thuế quản lý nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cho nên cũng phải cân nhắc điều này.

 

II. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là một trong yếu tố được chủ doanh nghiệp quan tâm khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Vậy vốn điều lệ là gì? Để thành lập công ty thì cần bao nhiêu vốn điều lệ?

1. Vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản đã đượp góp hoặc cam kết góp bởi các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Từ đó, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.

Ngoài ra, vốn điều lệ đôi khi còn cho thấy quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường. Đối tác khách hàng sẽ có thể tin tưởng, giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn.

2. Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

  • A. Về Cơ sở xác định

Đối với vốn điều lệ

Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với Vốn pháp định

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

 

  • B. Về mức vốn

Đối với vốn điều lệ:

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.

Đối với Vốn pháp định:

Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ:

– Ngành nghề cho thuê lại lao động yêu cầu vốn pháp định 2 tỷ đồng.

 

  • C. Thời hạn góp vốn

Đối với vốn điều lệ:

Góp vốn đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện

Đối với Vốn pháp định

Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký

3. Vốn bao nhiêu là đủ

Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn điều lệ cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Tùy vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. Thông thường doanh nghiệp sẽ xem xét đến các yếu tố sau để quyết định vốn điều lệ:

– Khả năng tài chính của chủ sở hữu.

– Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

– Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập;

– Dự án kinh doanh ký kết với đối tác…

 

4. Tài sản nào được dùng để góp vốn điều lệ

Theo quy định này, những tài sản dùng để góp vốn điều lệ bao gồm:

  • Đồng Việt Nam.
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
  • Vàng.
  • Quyền sử dụng đất.
  • Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
  • Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Lưu ý, chỉ những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cá nhân, tổ chức đó mới có quyền đem góp vốn thành lập doanh nghiệp.

 

5. Thời hạn góp vốn

A. Công Ty TNHH Một Thành Viên

Theo khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên có thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để góp vốn đầy đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập.

Trong thời hạn góp vốn, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.

Nếu không góp vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày nói trên, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu vẫn chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn thay đổi vốn điều lệ, tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.

B. Công ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên

Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Theo đó, các thành viên của công ty TNHH 2 thành viên có thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để góp đủ vốn và đúng loại tài sản đã cam kết.

Nếu các thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của thời hạn góp vốn.

C. Công Ty Cổ Phần

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Theo đó, thời hạn góp vốn điều lệ vào công ty cổ phần là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, các cổ đông phải thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập công ty cổ phần.

Nếu hết thời hạn 90 ngày mà các cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký thì công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã thanh toán trong thời hạn 30 ngày.

D. Công Ty Hợp Danh

Theo Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2022, thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều buộc phải góp đủ vốn đã cam kết.

Thành viên hợp danh nếu không góp đủ và đúng hạn mà gây thiệt hại cho công ty thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Còn thành viên góp vốn nếu không góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty.

6. Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp

Trừ khi kinh doanh các các ngành, nghề yêu cầu mức vốn tối thiểu, còn lại doanh nghiệp được tùy chọn mức vốn điều lệ. Mức vốn điều lệ này không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lệ phí môn bài doanh nghiệp phải đóng.

Mức nộp lệ phí môn bài hàng năm như sau

Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới hoặc bằng 10 tỷ = 2.000.000đ/năm

Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ = 3.000.000đ/năm

Đơn vị trực thuộc = 1.000.000/năm

 

Lưu ý:

Hành vi khai khống vốn điều lệ sẽ bị phạt rất nặng. Cụ thể như sau:

-Kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng: Phạt 20 – 30 triệu đồng.

-Kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng: Phạt 30 – 40 triệu đồng.

-Kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng: Phạt 40 – 60 triệu đồng.

-Kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng: Phạt 60 – 80 triệu đồng.

-Kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên: Phạt 80 – 100 triệu đồng.

Ngoài ra Doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài năm thành lập

 

Trên đây là một số quy định & điều kiện liên quan đến địa chỉ đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ. Nếu có vướng mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại sau để được tư vấn cụ thể 0932 040 636. Cảm ơn các bạn đã đọc.