ĐẠI THỊNH PHÁT nhận được câu hỏi của 01 Doanh nghiệp: Công ty tôi có nhiều cơ sở với số lượng trên 10 nghìn hóa đơn trung bình mỗi tháng, nên việc đóng dấu treo trên hóa đơn điện tử chuyển đổi ra hóa đơn giấy gây nhiều khó khăn cho công ty: tốn thời gian, không kịp giao dấu cho khách.
Vậy Doanh nghiệp được phép sử dụng hóa đơn điện tử chuyển đổi ra giấy không phải đóng dấu tròn của công ty?
Về nguyên tắc, theo Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011:
Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Điều kiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy:
– Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
– Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
– Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế tóan phải đáp ứng các quy định nêu trên.
Do vậy, nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện chuyển đổi hóa đơn điện tử ra giấy theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC, hệ thống hóa đơn điện tử cho phép kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang giấy và chỉ được chuyển đổi một (01) lần thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sang giấy không nhất thiết phải có dấu của người bán.
Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc lập và chuyển đổi hóa đơn điện tử sang giấy.
Kết luận: Doanh nghiệp không cần phải đóng dấu treo.