-
Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy rằng kiên trì bền bỉ là một đức tính, và phải kiên trì mới có được thành công. Họ cho rằng việc dừng lại đồng nghĩa với những gì bất lực và kém cỏi. Nhưng khi ở một số hoàn cảnh đặc biệt, việc quyết định dừng lại ở bất cứ tình huống nào cũng đều khó khăn không kém gì việc tiếp tục, nhưng đôi lúc dừng lại có thể mang tới một cơ hội tốt hơn cho mỗi người.
Điều mà chúng ta dễ dàng thấy nhất đó là khi chúng ta theo đuổi một mục tiêu nào đó mà vướng phải khó khăn, hay thất bại, mặc nhiên chúng ta thường nghĩ tới việc dừng lại. Nhưng tại sao chúng ta lại chọn dừng lại là phương án đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến mà không phải là một phương án nào khác ? Vậy khi nào cần “dừng lại”
- Khi mới bắt đầu thực hiện một mục tiêu, ta đã nghĩ tới viễn cảnh khi nó được hoàn thành: ta sẽ hoàn thiện hơn, thành công hơn, tốt hơn. Kết quả quá tươi sáng khiến ta “quên” lường trước những trở ngại trên đường tới đích, và hừng hực trong khí thế rằng mình sẽ thực hiện nó một cách suôn sẻ.
- Khi bản thân không tự tin để tồn tại, để vượt qua sự sợ hãi. Và có lẽ nỗi sợ sâu thẳm nhất trong chúng ta chính là “Liệu mình có đủ sự tài giỏi để đạt được những điều mình muốn?”
- Khi bạn nghĩ rằng sẽ có những lựa chọn khác tốt hơn. Ví dụ: Nếu mình bỏ công việc này, mình sẽ tìm được công việc khác tốt hơn, gặp được những người đồng nghiệp mới dễ thương hơn, thù lao công việc sẽ cao hơn nhưng. Vì thế , những suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ” sẽ luôn thúc đẩy chúng ta nghĩ tới việc dừng lại.
Nhưng….Thay vì việc “dừng lại” thì tại sao chúng ta không cố gắng tiếp tục kiên trì cho đến cùng vì trên thực tế kiên trì cũng là một kỹ năng sống cũng như một thái độ sống của một người để theo đuổi những mục tiêu mà mình đã đặt ra trong cuộc sống. Đó là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, không bỏ cuộc dù gặp phải những khó khăn, thử thách. Thậm chí có những lúc chúng ta thất bại nhưng quyết không buông bỏ và làm đến cùng. Sự kiên trì chính là chìa khoá để thành công.
Tuy nhiên, sự kiên trì cũng phải sử dụng đúng lúc, đúng nơi. Đừng mãi cố chấp theo đuổi thứ không phải của mình và điều không thể thực hiện được. Sự kiên trì này không xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra.
Cố gắng kiên trì sẽ mang lại cho bạn những gì ????
- Kiên trì mang đến những cơ hội cho bạn trong lúc khó khăn
- Kiên trì giúp bạn mạnh mẽ vượt qua khủng hoảng
- Kiên trì giúp bạn lạc quan hơn
=> Tóm lại, đừng bao giờ dừng lại khi bạn cảm thấy lười, muốn thoải mái; muốn thành công sớm hơn; nhìn thấy thứ khác có vẻ tốt hơn hoặc là bạn đang cô đơn trên hành trình của mình mà hãy dừng lại khi Bạn không còn đặt trái tim mình vào đó nữa; không còn phù hợp với mục tiêu phát triển của bạn; nó làm hại cả thể chất lẫn tinh thần của bạn hoặc chỉ đơn giản là vì điều đó sẽ làm bạn thất bại.
Kết luận
Việc bạn chọn kiên trì hay từ bỏ mục tiêu nào đó sẽ không phản ánh hoàn toàn về khả năng hay con người bạn, cũng không nói lên được việc bạn có thành công hay không. Cần nhớ là cuộc sống này hữu hạn và chúng ta không có nhiều thời gian như chúng ta vẫn tưởng. Quá nhiều lựa chọn sai sẽ khiến ta lãng phí nhiều điều vui vẻ trong cuộc sống này.