QUY TRÌNH VÀ CÁCH HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1. Quy trình thanh lý tài sản cố định (TSCĐ)
Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 TT 200/2014/TT-BTC quy định về thanh lý tài sản cố định. Khi có tài sản cố định thanh lý, DN phải ra quyết định thanh lý, thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.
a. Hồ sơ làm thủ tục thanh lý TSCĐ
– Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Quyết định Thanh lý TSCĐ.
– Biên bản kiểm kê tài sản cố định
– Biên bản đánh giá lại TSCĐ
– Biên bản thanh lý TSCĐ
– Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
– Hóa đơn bán TSCĐ
– Biên bản giao nhận TSCĐ
– Biên bản hủy tài sản cố định
– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.
b. Thủ tục thanh lý TSCĐ
Bước 1: Dựa vào kết quả kiểm kê TSCĐ, lập giấy tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.
Bước 2: Tiến hành quyết định thanh lý tài sản do thủ trưởng đơn vị làm quyết định này để thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
Bước 3: Doanh nghiệp thành lập hội đồng thanh lý và kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp. Hội đồng thanh lý tài sản cố định gồm:
Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý
Phải có mặt của đại diện đoàn thể: công đoàn, phòng thanh tra nhân dân trường hợp cần.
Bước 4: Thực hiện thanh lý theo hội đồng thanh lý, quản lý tài sản trình thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử phạt kiểm tra tài sản, bán hoặc hủy tài sản.
Bước 5: Tiến hành tổng hợp, xử lý và thanh lý tài sản đơn vị. Hội đồng thanh lý tiến hành lập bản thanh lý tài sản cố định đem giao cho bộ phận kế toán ghi giảm phần TSCĐ theo quy định của nhà nước.
2. Hạch toán nghiệp vụ thanh lý TSCĐ
a. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý (Xóa bỏ TSCĐ). Bút toán:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
b. Khi bán Tài sản => Phản ánh doanh thu:
Bút toán hạch toán nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
Bút toán hạch toán nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ các TK 111, 112, 131,… Tổng giá thanh toán.
Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
c. Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến thanh lý.
Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”. Bút toán:
Nợ TK 811
Nợ TK 1331
Có TK 1111, 1121, 331.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ thông tin từ KẾ TOÁN ĐẠI THỊNH PHÁT về quy trình và cách hạch toán nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các kế toán và doanh nghiệp vận dụng tốt và thành công!